Đây là những việc cần làm nếu xe có động cơ quá nóng

Thanh Vũ

Tài xế B2
Tham gia
7/6/24
Bài viết
1.965
Điểm tương tác
1
Địa chỉ
Tỉnh Phú Thọ
Điểm
78.120

2. Nguyên nhân chủ yếu khiến động cơ ô tô quá nhiệt​

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng động cơ xe quá nhiệt khi vận hành như két nước bẩn, điều chỉnh các chi tiết trong động cơ sai kỹ thuật, thiếu dầu… Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người dùng đưa ra phương án sửa động cơ ô tô khi quá nhiệt hiệu quả.

2.1.Can thiệp đến động cơ sai kỹ thuật​

Đối với động cơ chạy bằng xăng thì thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí nén sẽ ảnh hưởng tới công suất của xe. Do đó, việc điều chỉnh tỷ lệ này sẽ tác động khá nhiều đến hoạt động động cơ, chỉ cần người lái hoặc nhân viên đơn vị sửa chữa chỉnh sai tỷ lệ, sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiệt.

Đối với động cơ theo thiết kế của nhà sản xuất, tỷ lệ hỗn hợp chuẩn thường là 1/15, nghĩa là để đốt cháy 1 gam xăng cần tới 15 gam không khí. Trong trường hợp tỷ lệ này thay đổi sẽ khiến cho kỹ thuật chuẩn của động cơ bị ảnh hưởng. Chính vì thế, khi điều chỉnh thời điểm lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí cần tuân theo đúng yêu cầu kỹ thuật để tránh xảy ra tình trạng tắc vòi phun, bộ cảm biến/ đầu nối ống xăng bị hở, hỏng bộ điều áp… dẫn tới lượng xăng phun không đạt và gây hiện tượng nóng máy.

Đối với xe ô tô sử dụng động cơ dầu Diesel, nếu điều chỉnh bơm cao áp không đúng về thời điểm, lưu lượng phun cũng khiến nhiệt độ khoang máy tăng cao khi di chuyển. Dấu hiệu dễ thấy nhất là có khói đen bốc lên từ động cơ.

2.2. Két nước bẩn​

Cấu tạo két nước làm mát gồm các đường ống nhỏ hẹp, sắp xếp xen kẽ với lá nhôm, thiết kế này giúp nước làm mát có thể tản nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm là khu vực này thường nhanh bám bẩn và khó làm sạch theo cách thông thường. Chính vì thế khi xe ít được đưa đi vệ sinh định thì thì két nước sẽ có cặn bẩn, làm giảm hiệu quả quá trình làm mát động cơ và khiến xe ô tô bị quá nhiệt, nóng máy.

2.3.Thiếu dầu động cơ​

Dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ, lọc các chất bụi bẩn, mạt kim loại. Qua đó giảm thiểu lực ma sát giữa xilanh và các piston, đồng thời hạn chế bào mòn những chi tiết này trong môi trường nhiệt độ cao.

Nếu dầu nhớt không được thay hoặc kiểm tra thường xuyên trong quá trình sử dụng sẽ dễ bị khô, khiến động cơ xe làm việc nhanh nóng và xảy ra tình trạng quá nhiệt. Do đó, người dùng cần chủ động làm mới, thêm dầu để các bộ phận trong động cơ hoạt động trơn tru.

2.4.Ống dẫn nước bị hư​

Nước làm mát sẽ được chuyển đến khu vực két nước thông qua hệ thống ống dẫn. Nếu bộ phận này gặp vấn đề, quá trình làm mát của két nước hoàn toàn mất tác dụng, dẫn tới động cơ ô tô bị nóng.

2.5.Quạt gió hoạt động kém​

Quạt gió là bộ phận giúp tản nhiệt, hoạt động cùng với van hằng nhiệt và két nước để đẩy nhanh quá trình làm mát động cơ,… Khi bộ phận này bị hỏng, động cơ ô tô sẽ dễ bị nóng hơn vì hiệu quả làm mát bị giảm sút. Do đó, người dùng nên kiểm tra xe định kỳ, đảm bảo quạt gió và các thiết bị trong hệ thống làm mát động cơ hoạt động tốt.

2.6.Van hằng nhiệt gặp vấn đề​

Van hằng nhiệt có chức năng điều tiết nước làm mát đi qua két nước, qua đó giúp giảm độ nóng của động cơ. Nếu bộ phận này bị lỗi sẽ khiến cho nước trong két hoạt động chậm, ảnh hưởng quá trình truyền nhiệt của động cơ. Do đó, nếu van hằng nhiệt gặp vấn đề trong thời gian dài không được xử lý sẽ khiến xe gặp phải tình trạng quá nhiệt, động cơ bị nóng quá mức, thậm chí bốc khói.

Hơi nước, mùi lạ và đồng hồ đo nhiệt độ của xe tăng cao đều là dấu hiệu của động cơ quá nóng, khi đó khi bạn đang lái xe thì cần phải làm những việc sau.

1718332141955.png

3. Những cách xử lý tình huống động cơ ô tô quá nhiệt​

Dừng lái xe

Bước quan trọng nhất là ngừng vận hành xe. Nếu bạn tiếp tục lái xe ở nhiệt độ động cơ cao hơn mức có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn vấn đề ban đầu. Điều này là do xe của bạn được thiết kế để hoạt động ở nhiệt độ tối ưu và được kiểm soát.
Nếu động cơ quá nóng, các miếng đệm và vòng đệm sẽ bị rách, nhựa và kim loại sẽ bị cong vênh. Chẳng hạn, xe có thể chỉ rò rỉ chất làm mát đơn giản từ một ống cao su nhỏ sang việc sửa chữa hoặc thay thế động cơ cực kỳ tốn kém.
Nếu các bộ phận bên trong bị hỏng do nhiệt độ quá cao sẽ phải gánh chịu một hóa đơn sửa chữa khổng lồ hoặc tệ nhất là phải tìm một chiếc xe mới.

Gọi xe kéo

Nếu bạn không cảm thấy tự tin khi xem xét vấn đề động cơ quá nóng thì hãy gọi xe kéo và nhớ ở trong vùng an toàn trong lúc chờ đợi.

Kiểm tra chất làm mát của xe

Khi động cơ quá nóng thì trên thực tế, có quá nhiều thành phần gây ra cần thể xử lý. Chất làm mát hoặc chất chống đông giúp động cơ của bạn duy trì nhiệt độ vận hành tối ưu.
Vì đây là một hệ thống khép kín – nghĩa là chất làm mát tuần hoàn xung quanh và bên trong động cơ của xe nhiều lần nên chất làm mát ở mức thấp và gây ra hiện tượng quá nhiệt.
Bạn bật mui xe và kiểm tra bình chứa chất làm mát. Bình chứa chất làm mát phải được dán nhãn và có thể có biểu tượng “nước gợn sóng” trên đó. Nếu nó thấp hoặc khô, bạn có thể bị rò rỉ hoặc áp suất hệ thống cao có thể gây thất thoát chất lỏng.
Một cách khác để kiểm tra chất làm mát là ở phía trên bộ tản nhiệt. Có một cái nắp kim loại nhỏ ở đó và chỉ cần tháo nắp là kiểm tra được. Nếu chất làm mát ở mức thấp, bạn có thể đổ đầy theo thông số kỹ thuật. Cần có vạch điền tối thiểu và tối đa trên thùng nhựa.
Nếu bạn không có chất làm mát thì có thể tạm thời sử dụng nước thường. Sau khi đổ chất làm mát quan sát xung quanh xem có bị rò rỉ. Nếu chất lỏng đổ xuống đất ngay lập tức, hãy kiểm tra xem các ống mềm có bị rời ra hoặc bị tách ra không.
Đừng lái xe nếu bạn không thể phát hiện và khắc phục một vấn đề rõ ràng. Lái xe trong tình trạng như vậy sẽ nhanh chóng gây ra hiện tượng quá nhiệt và sự cố không mong muốn xảy ra.
Hãy nhớ rằng động cơ quá nóng và chất làm mát thấp không bao giờ là tình trạng bình thường của xe và phải được giải quyết, nếu không bạn sẽ có nguy cơ hư hỏng động cơ nghiêm trọng.

Theo Motorbiscuit​
 

Auto Part Forum

Welcome đến tường nhà tớ
Back
Bên trên